Giấy Couche là gì? Ứng dụng của giấy Couche trong in ấn hiện đại

Giấy Couche là gì? Một câu hỏi mà các chủ doanh nghiệp thường đặt ra khi bắt đầu tiếp xúc với các ấn phẩm như in túi giấy, hộp giấy,...Trong các cửa hàng in ấn, văn phòng, cơ quan hay trường học, loại giấy được sử dụng phổ biến nhất hiện nay là giấy Couche. Với điểm nổi bật chính là bề mặt láng mịn, độ bóng sáng cao được hầu hết các khách hàng tin tưởng và đánh giá cao về chất lượng xứng đáng. Vậy để có những cái nhìn sâu hơn về giấy Couche, bạn hãy tìm hiểu ở bài viết này nhé.

Ấn phẩm sử dụng giấy Couche

Khái niệm giấy Couche là gì?


Trong lĩnh vực in ấn quảng cáo hiện đại, nhu cầu của người dùng ngày càng tăng cao dẫn đến càng nhiều loại giấy ra đời để đáp ứng cho nhiều mục đích sử dụng. Các đặc tính bao gồm bề mặt giấy, độ trơn nhám, định lượng...ảnh hưởng rất nhiều đến việc lựa chọn loại giấy phù hợp với mục đích in ấn để mang lại hiệu quả cao nhất cho các khách hàng. Giấy Couche hay còn gọi là giấy C (Coated Art Paper) là loại giấy màu trắng, tráng phủ bề mặt bằng cao lanh hay hỗn hợp Polyme tạo độ bóng mượt và mịn màng. Giấy có độ bắt sáng tốt, khả năng ăn mực tốt giúp tạo ra các thành phẩm in ấn tạo ấn tượng cho người nhìn, hài hòa và sắc nét. Vì thế, giấy Couche rất thích hợp là lựa chọn tối ưu để sử dụng trong ngành in ấn.

Điểm nổi bật của giấy Couche


Nếu bạn đang tìm kiếm một loại giấy mang lại chất lượng cao cho ấn phẩm của mình. Giấy Couche chính là một giải pháp sáng suốt và chúng cũng được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau bởi ưu điểm vượt trội của nó. Vậy điểm nổi bật của giấy Couche là gì?
  • Bởi được tráng phủ bởi cao lanh và hỗn hợp Polyme trên bề mặt giúp giấy có độ bóng cao, giúp sản phẩm in ấn trông rất chuyên nghiệp và thu hút sự chú ý.
  • Với lớp phủ bảo vệ bề mặt dày, có ưu điểm chắn sáng tốt làm cho giấy có độ bền cao hơn so với các loại giấy thông thường khác.
  • Khả năng thấm mực tốt và đồng đều giúp cho chất lượng bản in trên giấy sắc nét, hình ảnh tươi sáng, sinh động.
  • Độ tương thích với máy in và các loại mực cao, tiếp cận được với nhiều tệp khách hàng phong phú.

Định lượng phổ biến của giấy Couche


Có thể hiểu đơn giản về định lượng giấy Couche là độ dày, nặng của giấy. Chỉ số định lượng càng cao thì độ dày của giấy càng lớn. Tùy theo nhu cầu sử dụng giấy, có thể lựa chọn định lượng tương thích. Các định lượng phổ biến của giấy Couche phổ biến trên thị trường hiện nay như 80gms, 100gms, 120gms, 150gms,...Đặc biệt loại giấy Couche có định lượng 300gms hay mọi người thường nghe là C300 là loại giấy thịnh hành nhất, ứng dụng được nhiều trong in ấn.

Một số loại giấy Couche thường thấy

Giấy Couche bóng (Couche Gloss)

Được gọi như thế, bởi loại giấy này có bề mặt láng bóng và phản chiếu ánh sáng tốt, không thể viết chữ lên bề mặt giấy. Loại giấy này thường thấy trong công nghệ in Offset để in màu Brochure, Catalog và Menu trong nhà hàng,...

Giấy Couche Gloss

Giấy Couche mờ (Couche Matt)

Loại giấy Couche được sử dụng phổ biến trong đời sống hàng ngày hơn so với giấy Couche bóng. Bởi bề mặt mịn và láng mờ phù hợp với đa số loại mực in như mực nước Dye UV, Pigment UV. Ấn phẩm được tạo từ loại giấy này tạo cảm giác dễ chịu cho người đọc, giảm thiểu tình trạng mỏi mắt, ảnh hưởng đến sức khỏe. Điểm cần chú ý cho loại giấy này là trong quá trình in ấn, mực sẽ khô lâu hơn với giấy thông thường.

Giấy Couche Matt

Ứng dụng của giấy Couche trong lĩnh vực in ấn

Giấy Couche được sử dụng để phục vụ rộng rãi cho nhu cầu tiêu dùng của khách hàng bởi đa dạng trong việc ứng dụng trong các lĩnh vực khác nhau.
  • In ấn các sản phẩm quảng cáo, brochure, tờ rơi, danh thiếp, bao bì, nhãn mác, hộp giấy, túi giấy.  Lưu ý: Hãy chú ý kích thước túi giấy để tránh những rủi ro trong quá trình in ấn.
  • Tạo ra các trang bìa sách và tạp chí mềm hoặc cứng.
  • In ấn ảnh chụp và tạo ra các bức ảnh có độ bóng cao và màu sắc trung thực hơn.
  • Tạo ra các thiệp cưới và thiệp mừng giúp thành phẩm đẹp mắt và chất lượng cao.
  • Tạo ra các sản phẩm trang trí như poster, tranh ảnh.
  • In ấn các sản phẩm quà tặng cho cá nhân và doanh nghiệp như in túi giấy đựng quà, lịch treo tường, album ảnh, sổ tay độc đáo, mang dấu ấn riêng.

Catalogue sử dụng giấy Couche

So sánh giấy Couche với các loại giấy khác

Với giấy Ford

Điểm khác biệt lớn nhất của loại giấy này và giấy Couche là bề mặt. Giấy Ford sẽ không được tráng phủ nhưng vẫn đảm bảo độ ánh sáng tốt. Có thể thấy loại giấy này xuất hiện nhiều ở các cửa hàng photocopy A4. Định lượng cho loại giấy này là từ 60gms đến 90gms.

Với giấy Bristol

Khác với giấy Couche, giấy Bristol sẽ không được tráng phủ bề mặt mà sẽ cán láng mịn hoàn toàn. Giấy Bristol cũng sẽ có độ dày thấp hơn tương đối, hay được dùng in đồ án kỹ thuật và bản vẽ.

Với giấy Ivory

Loại giấy Ivory này có độ dày cao hơn giấy Couche và cũng không được tráng phủ mà vẫn đảm bảo được chất lượng của giấy ở mức tối ưu nhất cho người sử dụng. Điểm đặc biệt là giấy Ivory có 2 mặt giấy khác nhau, một mặt sần nhám và một mặt thì láng mịn. Loại giấy này được ưa chuộng sử dụng cho hộp đựng thức ăn đóng gói, hộp nước hoa,...

Với giấy Duplex

Loại giấy có thể xem là dày nhất trong số các loại giấy kê trên kể cả giấy Couche và được ép hai lớp giấy vào nhau. Hai lớp giấy có thể khác nhau cả về cấu tạo lẫn màu sắc. Loại giấy này thường thấy với một mặt có màu nâu sẫm và một mặt có màu sáng. Hay được sử dụng cho hộp quà, hộp thuốc,...

Kết luận

Với những tính đa dạng và phổ biến như thế, chắc chắn giấy Couche rất được ưa chuộng và ứng dụng trên các lĩnh vực khác nhau, đặc biệt là in ấn. Bài viết này đã giúp bạn hiểu hơn về những đặc điểm hàng đầu của giấy Couche. Nếu bạn có nhu cầu muốn sử dụng giấy Couche cho các tác phẩm trong dự án của mình, hãy tìm đến Alona – công ty in ấn trực tuyến. Với những kinh nghiệm dày dặn trong lĩnh vực in ấn quảng cáo, Alona khẳng định sẽ mang đến cho bạn kết quả chất lượng nhất.

Thẻ

Alo nà 079 444 9590