Cán Màng Metalize Là Gì? Tổng Quan Về Màng Metalize Trong Ngành In Ấn

Cán màng Metalize là nguyên liệu thiết yếu của ngành công nghiệp in ấn hiện nay. Bất kỳ sản phẩm in ấn nào cũng đều được mạ thêm một lớp Metalize, chẳng hạn như khi in decal tem nhãn. Vậy Metalize là gì và ứng dụng của nó như thế nào thì hãy cùng tìm hiểu trong những chia sẻ sau đây của Alona.

Tìm hiểu đôi nét về cán màng Metalize trong in ấn

Đôi nét giới thiệu về Metalize trong ngành công nghiệp in ấn

Cán màng Metalize là một loại vật liệu được mạ thêm lớp kim loại khá mỏng. Những kim loại này thường là nhôm, crom hoặc niken,... Độ dày của lớp phủ này chỉ khoảng 4 micromet. Chúng được sử dụng rộng rãi và thường xuất hiện ở các sản phẩm in ấn.

  • Xem thêm: In tem cuộn với kỹ thuật cán màng Metalize hiện đại tại Alona
Hiện nay có bốn loại Metalize được sử dụng bao gồm MOPP, MCPP, MBON và MPET.
  • MCPP hay CPP Metalized là dòng sản phẩm được mạ bằng Ion kim loại trắng mờ có tên là Aluminum.
  • MOPP hay OPP Metalized là loại màng được phủ thêm một lớp Ion kim loại phơi sáng có tên là Si.
  • MBON hay Nylon Metalized là màng PA được mạ thêm lớp Ion kim loại trắng hơi sáng.
  • MPET hay Polyester Metalized là màng PET được phủ thêm lớp Ion kim loại trắng sáng bóng.

Nguyên lý hoạt động của màng Metalize

Metalize có nguyên lý hoạt động khá là phức tạp. Để tạo thành một cán màng Metalize đạt chuẩn thì yêu cầu người chế tác phải cực kỳ chuyên nghiệp và cẩn thận. Đầu tiên, người thợ chế tác sẽ nung nấu kim loại như nhôm, crom, niken với nhiệt độ cao. Tiếp theo, cán lên màng để nóng chảy rồi chờ đợi kim loại lỏng bay hơi và ngưng tụ trên vật liệu màng.

Mỗi mục đích sử dụng sẽ có một loại vật liệu phù hợp khác nhau. Màng cán cần phải trải qua quy trình xử lý đặc biệt, đảm bảo được sự kết dính chuẩn trong điều kiện chân không. Thợ chế tác sẽ đong đo số lượng kim loại dựa theo các yếu tố khác nhau. Điển hình như nhiệt độ nóng chảy khi cán màng, số trạm mạ, tốc độ kéo màng trong quá trình ngưng tụ kim loại lỏng.

Các kỹ thuật cán màng Metalize phổ biến hiện nay

Tìm hiểu về các kỹ thuật áp dụng trong quy trình cán màng

Metalize có ứng dụng ngày càng rộng rãi trong ngành công nghiệp in ấn. Do nhu cầu sử dụng tăng cao nên yêu cầu về số lượng sản phẩm được tạo ra cũng nhiều lên. Chính vì thế mà kỹ thuật cán màng Metalize cũng được cải tiến và nâng cấp để sản xuất được nhiều sản phẩm trong thời gian ngắn.

Với công nghệ hiện đại thì kỹ thuật cán màng cũng đã trở nên dễ dàng hơn khá nhiều. Hiện nay tại các xưởng sản xuất, xưởng in gia công sử dụng chủ yếu hai kỹ thuật. Kỹ thuật đầu tiên là kỹ thuật gián tiếp và kỹ thuật thứ hai là kỹ thuật trực tiếp. Sau đây là những nội dung chia sẻ chi tiết về cả hai kỹ thuật này.

Kỹ thuật cán màng gián tiếp

Kỹ thuật cán màng Metalize gián tiếp có phần phức tạp và đòi hỏi quy trình lâu hơn, kích thước tem dán sản phẩm phải chuẩn nên quá trình sản xuất vất vả hơn. Tuy nhiên, thành phẩm được tạo ra sẽ vô cùng chắc chắn và có chất lượng cao. Kỹ thuật gián tiếp được thực hiện theo quy trình bốn bước như sau:
  • Bước 1: Sử dụng công nghệ Metalize hóa trong chân không và phủ lên cuộn nhựa một lớp mỏng kim loại. Lúc này, người thợ chế tác sẽ thu được một cuộn màng.
  • Bước 2: Sử dụng công nghệ ghép cuộn Metalize vừa được tạo ra với một lớp giấy bằng keo.
  • Bước 3: Người thợ chế tác tiếp tục chờ đợi cho đến khi keo không và ổn định hoàn toàn trên lớp màng.
  • Bước 4: Công đoạn cuối cùng chính là tách nhựa ra khỏi cuộn giấy đã khô. Sản phẩm thu được sau khi tách chính là lớp kim loại trên bề giấy.

Kỹ thuật cán màng Metalize trực tiếp

Hướng dẫn quy trình cán màng trực tiếp

Kỹ thuật trực tiếp đơn giản hơn kỹ thuật gián tiếp rất nhiều. Đồng thời, thời gian tạo ra thành phẩm cũng vô cùng nhanh chóng. Do đó, số lượng thành phẩm cũng nhiều hơn nên được ứng dụng phổ biến trong kỹ thuật cán màng. Với quy trình kỹ thuật trực tiếp thì người thợ chế tác sẽ thực hiện theo quy trình ba bước như sau.

  • Bước 1: Metalize hóa rồi phủ thêm một lớp varnish lên cuộn giấy.
  • Bước 2: Đặt cuộn giấy vừa tạo trong môi trường chân không và Metalize hóa.
  • Bước 3: Chờ đợi thành phẩm khô là đã tạo thành công.

Công dụng của cán màng Metalize

Những công dụng của cán màng Metalize

Hầu hết mọi sản phẩm được in ấn hiện nay đều sử dụng công nghệ Metalize. Các bao bì mỹ phẩm, kem đánh răng, hộp thuốc,.... đều có sự xuất hiện của Metalize. Cán màng Metalize được ứng dụng rộng rãi như vậy là bởi vô số công dụng tuyệt vời như sau.

  • Tăng cường khả năng chống hơi ẩm, chống nước và chống thấm khí.
  • Tăng cường khả năng chịu nhiệt trong quá trình sấy, hấp để bảo quản thực phẩm tốt hơn.
  • Tăng khả năng giữ màu đối với những loại bao bì được làm từ giấy, hộp. Hạn chế tối đa tình trạng bong tróc cho sản phẩm.
  • Tăng tính thẩm mỹ cho sản phẩm và giúp bảo quản sản phẩm tốt hơn.
Bài viết hôm nay đã khép lại cùng với những chia sẻ về cán màng Metalize của Alona. Hy vọng với những thông tin trên đây, bạn đọc sẽ hiểu rõ hơn về loại vật liệu này.

Thẻ

Alo nà 079 444 9590