In lụa là gì? Kỹ thuật in ấn vải phổ biến hiện nay

In lụa là gì? Đa số các vị khách khi lần đầu tiếp xúc với ngành in ấn đều có cùng câu hỏi này. Trong ngành công nghiệp in ấn, in lụa là một kỹ thuật quan trọng và đa dạng được áp dụng để tạo ra các sản phẩm in độc đáo và chất lượng như in túi vải. In lụa có khả năng in trên các vật liệu đặc biệt như da, gỗ, nhựa và kim loại. Điều này mở ra cơ hội cho việc tạo ra các sản phẩm độc đáo trên các bề mặt không phải vải. Trong bài viết này chúng ta sẽ đi tìm hiểu sâu hơn về in lụa là gì để hiểu hơn về phương pháp in ấn này nhé.

In lụa là gì? Kỹ thuật in ấn vải phổ biến hiện nay

Định nghĩa in lụa là gì?

In lụa là gì? In lụa là một phương pháp in ấn truyền thống trên vải bằng cách sử dụng lớp mực đi qua các lỗ nhỏ trên lưới để tạo ra hình ảnh trên bề mặt vải. Kỹ thuật in lụa đã tồn tại từ rất lâu và trở thành một phần quan trọng của ngành công nghiệp in ấn. Với khả năng tạo ra các mẫu in chi tiết và số lượng lớn, in lụa đã được ưa chuộng và phổ biến trên toàn cầu và được các công ty in ấn rất quan tâm.

Định nghĩa in lụa là gì?

Lịch sử hình thành của kỹ thuật in lụa

Lịch sử của in lụa bắt nguồn từ đâu? Kỹ thuật in lụa có nguồn gốc từ Trung Quốc cổ đại, theo một số thông tin và ghi chép thì từ thời kỳ Tam Quốc (hơn 1700 năm trước Công Nguyên) đã lưu hành công nghệ in lụa rồi. Đầu tiên in lụa được sử dụng để in các tác phẩm nghệ thuật và văn bản tôn giáo trên giấy và vải lụa. Sau đó, nhờ sự phát triển của con đường tơ lụa, công nghệ in ấn ngày càng nổi tiếng.

Kỹ thuật này đã được lan truyền ra Nhật Bản, Ấn Độ và các nước Châu Á khác. Tại Việt Nam, mọi người cũng đã tìm hiểu in lụa là gì và khiến kỹ thuật in này dần phát triển và trở nên phổ biến.

Đến thế kỷ 20, với sự phát triển của công nghệ và nguyên liệu, kỹ thuật in lụa trong ngành công nghiệp in ấn đã trải qua sự cải tiến đáng kể. Sử dụng các lớp mực hiện đại và các khung kim loại thay vì khung gỗ, sử dụng máy in thay vì nhân công, quy trình in lụa trở nên chính xác hơn và tạo ra các sản phẩm chất lượng cao.

Những năm gần đây, với sự phát triển của công nghệ số hóa, in lụa đã kết hợp với các phương pháp in khác để tạo ra các sản phẩm độc đáo và đa dạng. Công nghệ in lụa kỹ thuật số với máy móc hiện đại cho phép in các mẫu tùy chỉnh trên các loại vải khác nhau như in túi vải bố, vải canvas,...một cách nhanh chóng và hiệu quả.

Lịch sử hình thành của kỹ thuật in lụa

Ưu và nhược điểm của in lụa

Quý bạn đọc có biết ưu và nhược điểm của kỹ thuật in lụa là gì không? Kỹ thuật này có nhiều ưu điểm và một số nhược điểm sau, mời các bạn cùng tham khảo:

Ưu điểm của in lụa:
  • Các sản phẩm in lụa thường có độ bền cao, màu sắc và hình ảnh vẫn giữ được sau nhiều lần giặt.
  • In lụa cho phép tạo ra các mẫu in chi tiết và phức tạp với độ chính xác cao, từ hình ảnh đơn giản đến các mẫu thiết kế phức tạp.
  • Sử dụng mực in chất lượng cao, sản phẩm in lụa thường có độ tương phản tốt và màu sắc sống động.
Nhược điểm:
  • Dù có nhiều ưu điểm nhưng in lua vẫn còn tồn tại một số nhược điểm như: Kỹ thuật in lụa thường giới hạn trong việc sử dụng một số màu cơ bản, việc in mẫu có số lượng màu lớn sẽ phức tạp và tốn kém.
  • So với các kỹ thuật in số hóa như in pet chuyển nhiệt, in lụa thường yêu cầu chi phí sản xuất cao hơn, đặc biệt là trong việc tạo ra các mẫu in đa màu.
  • Quá trình chuẩn bị và in mẫu in lụa thủ công có thể tốn nhiều thời gian hơn so với các công nghệ in hiện đại như in uv, in offset.

Ưu và nhược điểm của in lụa

Phân loại kỹ thuật in lụa theo các tiêu chí

In lụa có thể được phân loại dựa trên nhiều tiêu chí khác nhau. Mỗi một cách phân loại đều có ý nghĩa riêng và chúng ta có thể theo dõi:

Theo khuôn in

Cách phân loại này dựa trên loại khuôn in được sử dụng trong quy trình in lụa.
  • Khuôn lưới phẳng: sử dụng để in cho các vật liệu phẳng, công nghệ in vải, giấy, cao su sử dụng khuôn lưới phẳng là nhiều…
  • Khuôn lưới tròn: Sử dụng in cho các vật liệu có đường cong
Phân loại kỹ thuật in lụa theo các tiêu chí theo khuôn in

Theo phương pháp in ấn

Cách phân loại này tập trung vào cách thức thực hiện quy trình in.
  • In trực tiếp: Là phương pháp truyền thống, cho phép in ấn trực tiếp lên bề mặt của vật liệu mà không cần tạo khuôn mẫu trung gian.
  • In phá gắn: in trên các mẫu có màu nền, người ta tiến hành phá màu nền rồi mới in để tránh bị nhòe.
  • In dự phòng: nếu không in phá gắn thì người thợ sẽ chuyển sang in dự phòng.

Phân loại kỹ thuật in lụa theo phương pháp in ấn

Phương pháp in thủ công

Phương pháp in thủ công trong in lụa là gì? Là phương pháp truyền thống, thường được thực hiện bằng tay. Đòi hỏi kỹ năng cao và thời gian sản xuất lâu hơn. Thường phương thức này dùng cho các đơn hàng nhỏ lẻ.

Quy trình in lụa

Quy trình in lụa là gì mà cần phải chú ý? Đây là một quá trình tỉ mỉ và có các bước cơ bản nhưng quan trọng để tạo ra các sản phẩm in chất lượng. Dưới đây là những bước chính trong quy trình in lụa:

Bước 1: Chuẩn bị khuôn in và pha keo

Bước 2: Chụp phim, tạo khuôn in: đặt bảng phim lên lớp keo đã bôi trên lưới in, chụp dưới ánh nắng hoặc ánh đèn

Bước 3: Pha mực

Chuẩn bị những màu in theo bản mẫu, pha màu mực theo hình cần in

Bước 4: In lụa

Người thợ cố định vật liệu lên bàn in, sau đó kéo thanh gạt mực in để mực thấm qua lưới, lặp lại từ 2 lần để mực đều và đẹp.

Bước 5: Sấy khô

Bằng cách áp lực và kéo mực in qua lưới lụa, mực sẽ chảy qua các lỗ trong lưới và tạo ra hình ảnh mẫu in trên vải.

Bước 6: Xử lý sản phẩm in

Tiến hành phơi, sấy trong 48 tiếng để mực bám lên bề mặt vật liệu

Bước 7: Kiểm tra và hoàn thiện

Cuối cùng, sản phẩm in cần được kiểm tra kỹ lưỡng để đảm bảo rằng mẫu in đã được thực hiện đúng và không có lỗi nào.

Quy trình in lụa

Các bạn có thể lên website của Alona để xem thêm về quy trình in lụa là gì sau đó chọn cách thức in ấn phù hợp với sản phẩm của mình nhé.

Thẻ

Alo nà 0969.190.170