Bạn muốn in ấn gì ?
In lụa là gì? Đa số các vị khách khi lần đầu tiếp xúc với ngành in ấn đều có cùng câu hỏi này. Trong ngành công nghiệp in ấn, in lụa là một kỹ thuật quan trọng và đa dạng được áp dụng để tạo ra các sản phẩm in độc đáo và chất lượng như in túi vải. In lụa có khả năng in trên các vật liệu đặc biệt như da, gỗ, nhựa và kim loại. Điều này mở ra cơ hội cho việc tạo ra các sản phẩm độc đáo trên các bề mặt không phải vải. Trong bài viết này chúng ta sẽ đi tìm hiểu sâu hơn về in lụa là gì để hiểu hơn về phương pháp in ấn này nhé.
In lụa là gì? In lụa là một phương pháp in ấn truyền thống trên vải bằng cách sử dụng lớp mực đi qua các lỗ nhỏ trên lưới để tạo ra hình ảnh trên bề mặt vải. Kỹ thuật in lụa đã tồn tại từ rất lâu và trở thành một phần quan trọng của ngành công nghiệp in ấn. Với khả năng tạo ra các mẫu in chi tiết và số lượng lớn, in lụa đã được ưa chuộng và phổ biến trên toàn cầu và được các công ty in ấn rất quan tâm.
Lịch sử của in lụa bắt nguồn từ đâu? Kỹ thuật in lụa có nguồn gốc từ Trung Quốc cổ đại, theo một số thông tin và ghi chép thì từ thời kỳ Tam Quốc (hơn 1700 năm trước Công Nguyên) đã lưu hành công nghệ in lụa rồi. Đầu tiên in lụa được sử dụng để in các tác phẩm nghệ thuật và văn bản tôn giáo trên giấy và vải lụa. Sau đó, nhờ sự phát triển của con đường tơ lụa, công nghệ in ấn ngày càng nổi tiếng.
Kỹ thuật này đã được lan truyền ra Nhật Bản, Ấn Độ và các nước Châu Á khác. Tại Việt Nam, mọi người cũng đã tìm hiểu in lụa là gì và khiến kỹ thuật in này dần phát triển và trở nên phổ biến.
Đến thế kỷ 20, với sự phát triển của công nghệ và nguyên liệu, kỹ thuật in lụa trong ngành công nghiệp in ấn đã trải qua sự cải tiến đáng kể. Sử dụng các lớp mực hiện đại và các khung kim loại thay vì khung gỗ, sử dụng máy in thay vì nhân công, quy trình in lụa trở nên chính xác hơn và tạo ra các sản phẩm chất lượng cao.Những năm gần đây, với sự phát triển của công nghệ số hóa, in lụa đã kết hợp với các phương pháp in khác để tạo ra các sản phẩm độc đáo và đa dạng. Công nghệ in lụa kỹ thuật số với máy móc hiện đại cho phép in các mẫu tùy chỉnh trên các loại vải khác nhau như in túi vải bố, vải canvas,...một cách nhanh chóng và hiệu quả.
Quý bạn đọc có biết ưu và nhược điểm của kỹ thuật in lụa là gì không? Kỹ thuật này có nhiều ưu điểm và một số nhược điểm sau, mời các bạn cùng tham khảo:
Ưu điểm của in lụa:Bước 1: Chuẩn bị khuôn in và pha keo
Bước 2: Chụp phim, tạo khuôn in: đặt bảng phim lên lớp keo đã bôi trên lưới in, chụp dưới ánh nắng hoặc ánh đèn
Bước 3: Pha mực
Chuẩn bị những màu in theo bản mẫu, pha màu mực theo hình cần in
Bước 4: In lụa
Người thợ cố định vật liệu lên bàn in, sau đó kéo thanh gạt mực in để mực thấm qua lưới, lặp lại từ 2 lần để mực đều và đẹp.
Bước 5: Sấy khô
Bằng cách áp lực và kéo mực in qua lưới lụa, mực sẽ chảy qua các lỗ trong lưới và tạo ra hình ảnh mẫu in trên vải.
Bước 6: Xử lý sản phẩm in
Tiến hành phơi, sấy trong 48 tiếng để mực bám lên bề mặt vật liệu
Bước 7: Kiểm tra và hoàn thiện
Cuối cùng, sản phẩm in cần được kiểm tra kỹ lưỡng để đảm bảo rằng mẫu in đã được thực hiện đúng và không có lỗi nào.
Các bạn có thể lên website của Alona để xem thêm về quy trình in lụa là gì sau đó chọn cách thức in ấn phù hợp với sản phẩm của mình nhé.
Thẻ